Còn hàng
Shop bán những sản phẩm giá cực kì tốt và có tính cạnh tranh cao so với các shop khác, sản phẩm rất chi hài lòng

CÀ PHÊ INDONESIA SUMATRA MANDHEILING - NIỀM TỰ HÀO CỦA ĐẤT NƯỚC INDONESIA

Thương hiệu: Dimension Coffee Mã: INDO_01
Hết hàng
168.000₫ Đang sale:
RANG/XANH:
Quy Cách:

“ Chính bằng phương pháp sơ chế Wet Hulled độc đáo, thứ cà phê hảo hạng của Indonesia mang tên Gayo Mandheiling này được ra đời với sự tâm huyết của những người nông dân của đảo Sumatra. Chỉ với ngụm cà phê đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy bất ngờ với hương chanh thanh mát mà thật khó để tìm thấy tại cà phê Châu Á. Vị chua tuyệt vời cùng vị ngọt của Caramel và hậu vị trà xanh chắc chắn sẽ tạo nên sự kết hợp tuyệt vời. Chắc chắn Indonesia Sumatra sẽ không làm bạn thất vọng ” 

Lưu ý: bạn hãy click "xem hướng dẫn chọn cỡ xay"  để lựa chọn cỡ xay phù hợp với dụng cụ của mình nhé ^^

Cà phê của Indonesia, Sumatra 

Niềm Tự Hào Của Đất Nước Indonesia 

Thông tin về cà phê Ethiopia Banko Gotiti:

  • Vùng trồng: Gayo, Sumatra, Indonesia  

  • Giống: Aten (P88), Tim - Tim

  • Phương pháp sơ chế: Wet hulled 

  • Độ cao: 1500 - 1800m trên mực nước biển 

  • Hương vị: Lime, Lemon, Caramel, Bright Acidity, Green tea Aftertaste, Full & Juicy Body

 

1. Thông tin chi tiết cà phê tại đất nước Indonesia, vùng trồng Sumatra: 

Indonesia được biết đến là quốc gia có sản lượng cà phê đứng thứ 4 trên thế giới. Trước đây từ xa xưa, cây cà phê không trực tiếp xuất hiện trên quốc đảo này. Vào thế kỷ 17, khi Indonesia vẫn còn dưới sự chiếm đóng của Hà Lan, VOC (công ty Đông Ấn Hà Lan) đã mang cây cà phê Arabica đến Indonesia. Khi Indonesia vẫn chịu ảnh hưởng về kinh tế và văn hóa dưới kiểm soát của Hà Lan, cây cà phê đã được trồng thành công vào những năm cuối 1600. Đến tận năm 1719 cà phê Indonesia mới được mang đến Châu Âu với cái tên”Java” nổi tiếng, đây được coi là dấu mốc quan trọng trong ngành sản suất cà phê tại Indonesia. 

Đảo Sumatra, Indonesia

Đảo Sumatra, Indonesia

Ngày nay, Indonesia có khoảng 1,24 triệu ha trồng cà phê, trong đó có đến 933 ha trồng cà phê robusta và 307 ha trồng arabica. Các nông trại trồng cà phê thường có quy mô nhỏ khoảng 1-2 ha, chiếm đến 90% trên cả nước. Cũng chính vì không có nhiều đồn điền trồng cà phê với quy mô lớn như Việt Nam hay Brazil nên ngành sản xuất cà phê còn gặp nhiều khó khăn về sản lượng và tính nhất quán trong chất lượng. Trước năm 1870, gần như Indonesia chỉ sản xuất các loại cà phê arabica, tuy nhiên  bệnh rỉ sắt của cây cà phê đã trở thành một trong những vấn đề nghiêm trọng với nền nông nghiệp của Indonesia, các hộ nông dân đã dần chuyển sang canh tác cây robusta. Vì vậy, đến thời điểm hiện tại phần lớn sản lượng của Indonesia là robusta, trong khi arabica chỉ chiếm khoảng 25%. 

Nông trại canh tác cà phê ở Indonesia

Nông trại canh tác cà phê ở Indonesia

Cà phê của Indonesia không được thị trường cà phê trên thế giới dành sự để tâm, đơn giản vì chất lượng robusta chất lượng thấp. Tuy nhiên với sản lượng arabica ít ỏi, Indonesia đang phát triển rất nhanh trong qua trình kiểm soát tối đa chất lượng. Hương vị arabica của Indonesia được biết đến với thể chất dày, tính acid thấp. Điều này khiến cho nó trở nên đặc biệt khi được phối trộn cùng với những loại cà phê khác đến từ Nam Mỹ hay Đông Phi. 

Người dân thu hái cà phê tại Indonesia

Người dân thu hái cà phê

Có một vài khu vực lớn trồng cà phê tại Indonesia có thể kể đến như đảo Java, Sulawesi và không thể không nhắc đến là Sumatra. Đây là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Indonesia, là khu vực sản xuất lượng lớn arabica trong tổng sản lượng, lên đến 60%. Cà phê trồng trên đảo Sumatra được gọi với tên gọi vô cùng độc đáo là Mandheling, dựa theo tên người Mandail có nguồn gốc ở Bắc Sumatra. Cà phê được trồng tại cao nguyên Gayo, Sumatra được đánh giá cao về thế chất dày, hương vị tươi sáng.

 

 2. Phương pháp sơ chế wet hulled:

Máy Wet Hulled tách vỏ cà phê

Phương pháp sơ chế nổi tiếng nhất của Indonesia mà ta có thể được nghe thấy đó là “Wet hulled”, có thể tạm dịch là tách ướt. Nhắc đến cà phê Indonesia, chắc hẳn nhiều người đã biết đến phương pháp sơ chế được người dân ở đây gọi với cái tên Giling Basah. Phương pháp sơ chế truyền thống của quốc đảo này đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng công đoạn. Chính vì khí hậu có độ ẩm cao 70 - 90% cùng lượng mưa lớn, phương pháp sơ chế này hoàn toàn phù hợp để kiểm soát chất lượng cà phê. 

 

Người dân nhặt hạt cà phê

Việc đồng nhất về độ chín của quả cà phê là vô cùng quan trọng. Sau khi thu hoạch, cà phê được nghiền để bung lớp vỏ bên ngoài, sau đó ngâm vào những thùng chưa nước. Với phương pháp sơ chế này, hạt cà phê cần được tách vỏ (vỏ trấu) khi chúng đạt độ ẩm từ 30 đến 35%; vẫn còn nửa ướt. Sau đó, hạt cà phê tiếp tục được lấy ra để loại bỏ phần lớp nhầy và đem phơi 2 lần. Lần phơi đầu tiên sẽ kiểm soát độ ẩm của hạt cà phê còn 20 - 24%. Đến công đoạn tiếp theo, những quả cà phê sẽ cần phải tách vỏ thóc bằng cách đưa vào những chiếc máy lớn tách gọi là máy wet hulled. Nhân cà phê sau đó được đem phơi ở lần thứ 2 để đạt độ ẩm 12-13% có thể xuất khẩu. 

“ Chính bằng phương pháp sơ chế Wet Hulled độc đáo, thứ cà phê hảo hạng của Indonesia mang tên Gayo Mandheiling này được ra đời với sự tâm huyết của những người nông dân của đảo Sumatra. Chỉ với ngụm cà phê đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy bất ngờ với hương chanh thanh mát mà thật khó để tìm thấy tại cà phê Châu Á. Vị chua tuyệt vời cùng vị ngọt của Caramel và hậu vị trà xanh chắc chắn sẽ tạo nên sự kết hợp tuyệt vời. Chắc chắn Indonesia Sumatra sẽ không làm bạn thất vọng ” 

Xem thêm Thu gọn

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHIẾT SUẤT CÀ PHÊ PHỔ BIẾN HIỆN NAY

  Cà phê - một tách thức uống thơm ngon và đầy hương vị đã từ lâu trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc...

CÀ PHÊ DECAF LÀ GÌ?

“Cà phê Decaf là loại cà phê đã được khử cafein - Một ly cà phê mà không có cafein; Họ khử cafein như thế nào? Hương...

COLD BREW - KHỞI ĐẦU TRÀO LƯU CÀ PHÊ Ủ LẠNH

  COLD BREW - KHỞI ĐẦU TRÀO LƯU CÀ PHÊ Ủ LẠNH Trong thế giới đồ uống cà phê đặc sản, một xu hướng đang nổi lên ...

Danh sách so sánh

Giỏ hàng

Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi email cho chúng tôi
Liên hệ