Lỗi giao diện: file 'snippets/evo-article-amp.bwt' không được tìm thấy
Trang chủ Liên hệ

Coffee Bean Belt - Vành Đai Cà Phê Trên Bản Đồ Thế Giới

Dũng Nguyễn 23/02/2023

Trên thế giới có rất nhiều quốc gia nằm trong vành đai cà phê, đây được cho là những khu vực lý tưởng nhất trong lĩnh vực trồng và sản xuất cà phê. Mỗi quốc gia trồng cà phê đều sở hữu một điều kiện sản xuất riêng, cũng như hạt cà phê sẽ có những màu sắc bản địa và đặc tính khác nhau. Cùng tìm hiểu rõ hơn về vành đai cà phê và việc trồng cà phê tại các quốc gia trong khu vực qua bài viết này.

1. Coffee Belt - Vành đai cà phê là gì? 

“Vành đai cà phê” là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực cà phê để miêu tả một tập hợp khu vực được gieo trồng cà phê với điều kiện tốt nhất trên bản đồ thế giới. Những đất nước thuộc vành đai này cùng nằm trên một vĩ độ và gần với đường xích đạo. Vành đai nằm giữa 13,5 độ vĩ Bắc và vĩ Nam, trải dài qua 5 châu lục là Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Châu Phi, Châu Á và Châu Đại Dương, đi qua khoảng 70 quốc gia, nơi có khí hậu nhiệt đới mang lại môi trường phong phú hoàn hảo cho việc trồng cà phê. 

 

Mô phỏng vành đai cà phê - Coffee Belt.

Để cây cà phê có thể tồn tại và phát triển một cách tốt nhất, ưu điểm của vành đai cà phê mang lại đó là: Có đủ mưa với một mùa khô rõ rệt, khí hậu có những ngày nắng vừa phải với nhiệt độ ổn định và trong khoảng 70° và 85° F. có đủ độ cao để cây cà phê phát triển mạnh, đất đai màu mỡ cho cây cà phê. Các quốc gia nằm trong vành đai cà phê có điều kiện trồng trọt không quá khác biệt, tuy nhiên các yếu tố khác nhau về đất, nhiệt độ, lượng mưa và độ cao ảnh hưởng đáng kể đến hương vị của hạt cà phê.

2. Đặc điểm từng vùng:

Cùng điểm qua những quốc gia trồng cà phê nổi tiếng nằm trong khu vực vành đai cà phê hiện nay:

I. Cà Phê Ở Bắc Mỹ:

Cà phê trồng tại Bắc Mỹ có sản lượng cao so với diện tích trồng hạn hẹp tại đây. Mặt khác, khu vực này có một thế mạnh về điều kiện đất trồng màu mỡ. 

 

Cà phê ở Bắc Mỹ

 

  1. Hawai: Đây là khu vực duy nhật tại Mỹ có cây cà phê. Những cây cà phê đặc sản được trồng dọc theo sườn núi của ngọn núi lửa Mauna Loa, tại đây loại Kona nổi tiếng tại các nước Bắc Mỹ và Châu Âu được sản xuất với điều kiện khí hậu thuận lợi, tạo lên hương vị tinh tế.
  2. Mexico: Đất nước có sản lượng cà phê lớn nhất thế giới này có các đồn điền và nông trại nhỏ tập trung chủ yếu ở phía nam đất nước và thuộc các vùng Veracruz, Oaxaca, Chiapas. Cà phê của Mexico có hương vị đậm đà, sắc nét, thường được nhiều nhà sản xuất ưa chuộng để rang đậm, dark roast. 
  3. Puerto Rico: Đây là đất nước sản xuất lượng cà phê lớn thứ 6 trên thế giới. 2 khu vực trồng cà phê chính của đất nước này là Grand Lares nằm ở trung tâm phía nam và Yauco Selecto ở phía tây nam. Tại đây có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt cho việc quản lý cây arabica và chất lượng cà phê. 

 

II. Cà Phê Ở Trung Mỹ

Mặc dù đây là khu vực có diện tích nhỏ nhất trên bản đồ cà phê thế giới, tuy nhiên lại có tiêm năng lớn trong việc sản xuất cà phê chất lượng cao. Giựa vào thế mạnh về canh tác, khí hậu, độ cao khu vực, hạt cà phê ở đây được đánh giá cao về sự cân bằng giữa hương vị ngọt ngào của socola, đường nâu, body mịn màng và độ chua trái cây nhẹ nhàng.

Cà phê ở Trung Mỹ

  1. El Salvador: Đất nước có truyền thống sản xuất cà phê chất lượng cao, cà phê tại đây được trông trên mảnh đất màu mỡ của những dãy núi lửa, điều kiện thời tiết lý tưởng cho các giống cây bourbon đặc trưng tại bản địa. Hương vị cà phê từ El Salvador được nhận xét là tinh tế hơn khi các loại cà phê khác tại Trung Mỹ có đặc điểm nổi bật về tính axit cao. 
  2. Honduras: Honduras có điều kiện trồng trọt tốt về khí hậu, độ cao và chất lượng đất, tuy nhiên có nhiều hạn chế về mặt hạ tầng so với các nước trong khu vực. Cà phê tại quốc gia này có sự khác biệt rõ rệt theo từng vùng trồng trọt, mỗi vùng sẽ có một đặc trưng hương vị riêng từ socola đến hương trái cây. 
  3. Panama: Phần lớn cà phê sản xuất tại thị trấn Boquete ở vùng núi Chiriqui, cây trồng cà phê được phát triển tốt với luồng không khí ẩm và được bao quanh bởi miệng núi lửa. Panama được nổi tiếng với giống Geisha phát triển mạnh mẽ tại đây và là một trong những giống cà phê đắt nhất trên thế giới. 

 

III. Cà Phê Ở Nam Mỹ

Tại khu vực này, lượng mưa, thổ nhưỡng và nhiệt độ đều là những ưu thế trong lĩnh vực trồng cây cà phê, những loại cà phê specialty ở khu vực này có điều kiện thuận lợi để đạt được chất lượng tốt nhất. 

Cà phê ở Nam Mỹ

  1. Brazil: Đây là quốc gia có sản lượng cà phê lớn nhất trên thế giới, chiếm 30% lượng cà phê thương mại toàn cầu. Hạt cà phê tại Brazil được đánh giá có tính axit không quá nổi trội do không được trồng tại độ cao như các nước ở Trung Mỹ. Để bù đắp điều này, Brazil chủ yếu sử dụng phương pháp sơ chế khô và bán ướt để tăng vị ngọt và hương vị cho hạt cà phê. 
  2. Bolivia: Mặc dù có lợi thế về điều kiện trồng trọt như đất, khí hậu, độ cao tuy nhiên công nghệ sản xuất và cơ sở hạ tầng ở quốc gia này còn gặp nhiều hạn chế nên việc sản xuất cà phê chất lượng cao gặp nhiều khó khăn. Cà phê của Bolivia có độ ngọt, thể chất dày và cân bằng.
  3. Colombia: Colombia có sự đa dạng về cảnh quan và sinh học với 3 dãy núi từ Andes phía nam, giúp cho quá trình sản xuất cà phê chất lượng cao trở nên thuận lợi. Ngoài ra, có nhiều cơ sở nhà máy chế biến, sản xuất nên tại đây có thể kiểm soát tốt chất lượng của cà phê đầu ra. Cà phê Colombia có hương vị phong phú, vị ngọt kéo dài. 

 

IV. Cà Phê Ở Châu Phi

Bên cạnh sự đa dạng phong phú về hệ sinh thái, cảnh quan địa lý và khí hậu, Châu Phi còn được biết đến với những hạt cà phê độc đáo về hương vị.

Cà phê ở Châu Phi

  1. Ethiopia: Ethiopia được coi là cái nôi của cà phê thế giới và là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ 5 hiện nay. Cà phê được trồng tại các vùng núi phía nam có độ cao phù hợp với sự đa dạng về giống cây cà phê. Có đến gần 1000 giống cà phê tại Ethiopia với các cách phân loại, đánh giá chất lượng khác nhau. Điều kiện ở Ethiopia thuận lợi cho ra nhiều loại cà phê specialty nổi tiếng trên thế giới. Cà phê ở đây được đánh giá cao về hương vị đa dạng từ các loại hoa, thảo mộc và trái cây. 
  2. Kenya: Quốc gia láng giềng của Ethiopia, cà phê nơi đây được trồng ở những vùng đất có núi lửa với độ cao từ 1400 - 2000m so với mực nước biển. Sự đa dạng về văn hóa vùng miền cũng phản ảnh được phần nào sự phong phú về các loại cà phê được trồng tại các vùng khác nhau. Các cấp phân loại hạt cà phê thường được đặt theo tiêu chuẩn riêng về kích cỡ. Với điều kiện thổ nhưỡng và phương pháp canh tác tốt giúp cho các hạt cà phê ở Kenya có tính axit cao, vị chua sáng và các loại quả mọng, cam chanh. 
  3. Rwanda: Đây là quốc gia có một lịch sự khó khăn trong lĩnh vực xuất khẩu, trồng trọt, điều này khiến cho đất nước này trong quá khứ chỉ tập trung sản xuất cà phê chất lượng thấp. Hiện nay Rwanda chỉ đóng góp 0,2% nguồn cung toàn cầu, tuy nhiên chất lượng cà phê specialty được đánh giá cao. Cà phê ở đây chủ yếu được trồng tại phía tây và nam của đất nước, có độ cao tuyệt vời của những ngọn đồi và thời tiết phù hợp cho sự phát triển của cây cà phê. Rwanda được biết đến rộng rãi với nhiều loại cà phê single origin. 
  4. Burundi: Cũng như người láng giềng Rwanda, Burundi có một quá khứ tối tăm trong ngành nông nghiệp trồng trọt do chịu ảnh hưởng dưới sự đô hộ của Bỉ. Sau khi Rwanda phát triển mạnh mẽ, Burundi đã chú trọng đầu tư vào ngành công nghiệp sản xuất cà phê. Điều kiện tự nhiên ở đay cũng tương tự như Rwanda, nhưng do diện tích canh tác ít, các hộ gia đình trồng cà phê tập trung nhiều hơn vào chất lượng hạt cà phê hơn là số lượng. Cà phê của Burundi được nhận biết bởi độ chua đặc trưng và hương socola, vị ngọt tương đối và đôi khi là một chút vị cay. 
  5. Uganda: Uganda đã vượt qua Mexico và trở thành quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ 8 trên thế giới vào năm 2015. Diện tích canh tác chủ yêu của Uganda là trồng Robusta và là mặt hàng xuất khẩu cà phê chính của đất nước này. Với những đặc tính từ dinh dưỡng đất núi lửa và kỹ thuật trồng trọt của người nông dân Uganda đang phát triển những giống cà phê Robusta đặc sản hiếm. Cà phê ở đây có hương thơm của ngọt ngào của socola và rượu. 
  6. Tanzania: Quốc gia nằm ở Đông Phi này có diện tích rộng lớn, nhiều tài nguyên thiên nhiên, tuy nhiên đời sống còn nghèo đói, lạc hậu. Việc vận chuyển và sản xuất cà phê ở khu vực này còn nhiều hạn chế. Cà phê chủ yếu được trồng tại phía Bắc xung quanh khu vực Arusha và Kilimanjaro. Thổ nhưỡng của núi lửa cao nhất Châu Phi kết hợp với lượng mưa vừa phải, nhiệt độ ổn định mang đến điều kiện thuận lợi cho những hạt cà phê được trồng bởi người Chagga. Cà phê tại đây phát triển một hương vị hoa mềm mại, tinh tế, thể chất trung bình, nhẹ nhàng cùng vị chua đặc trưng của cà phê Châu Phi.  

 

V. Cà Phê Ở Châu Á 

Mặc dù nổi lên là một khu vực mới phát triển trong bản đồ vành đai cà phê thế giới, tuy nhiên lại có một lượng sản xuất và tiêu thụ cà phê rất lớn hiện nay. Đây là khu vực rất tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất cà phê specialty. 

Cà phê ở Châu Á

    1. Indonesia: Các nông trại ở Indonesia chủ yếu là nông trại với quy mô nhỏ, không có nhiều đồn điền sản xuất lớn và vẫn còn nhiều khó khăn trong việc kiểm soát tính nhất quán trong chất lượng cà phê. Quốc gia này có một phương pháp sơ chế truyền thống độc đáo là Giling Basah. Dù có sản lượng lớn về cà phê robusta chất lượng thấp, các hạt arabica của indonesia lại rất được ưa chuộng khi có một thể chất dày, độ axit thấp, phù hợp khi pha trộn với các loại cà phê Trung Mỹ và Đông Phi. 
    2. Papua New Guinea: Cà phê Papua New Guinea thường được trồng phổ biến tại các cao nguyên hoang sơ nơi mà đường xá còn kém phát triển. Việc vận chuyển cà phê khó khăn và những trận mưa lớn, động đất ảnh hưởng nhiều đến quá trình trồng trọt và phát triển cà phê. Lượng cà phê sản xuất của Papua New Guinea chỉ chiếm 1% trên thế giới do gặp nhiều khó khăn trong sản xuất liên quan đến bất ổn văn hóa, dân trí. Cà phê Papua New Guinea lại có hương vị chua dịu nhẹ, hậu vị ngọt ấn tượng với những người ưa chuộng cà phê specialty. 
    3. Myanmar: Đây được coi là gương mặt mới nổi trong làng cà phê đặc sản thế giới. Myanmar có độ cao thích hợp để trồng các giống cây arabica chất lượng cao. Quốc gia này đã nhanh chóng bắt kịp tiến độ phát triển trong sản xuất và công nghệ sản xuất cà phê theo làn sóng thời đại mới. Các hạt giống đặc biệt của Myanmar là Heirlooms được đưa từ Ethiopia, có hương vị phức tạp, độ chua sáng và thể chất nhẹ. 
    4. Việt Nam: Được nằm trong vành đai cà phê và chiếm vị trí thứ 2 về sản lượng cà phê sản xuất ra thị trường. Việt Nam phát triển mạnh mẽ về các giống cà phê robusta và là nguồn cung cấp lớn cà phê hòa tan trên thế giới. Chủ yếu cà phê robusta được trồng tại các cao nguyên và xung quanh Buôn Ma Thuột và arabica được trồng xung quanh Đà Lạt, Lâm Đồng. Hiện này, đang có những trang trại đang làm rất tốt trong việc sản xuất cà phê chất lượng cao tại các vùng như Quảng Trị, Sơn La, Đà Lạt.
    5. Ấn Độ: Hầu hết các đồn điền cà phê tại Ấn Độ nằm tại những vùng có lượng mưa trung bình và lớn. 90% diện tích trồng cà phê ở Ấn Độ được bao quanh bởi công viên quốc gia và khu bảo tồn, có liên kết chặt chẽ với môi trường sinh học. Với phương pháp trồng cà phê dưới bóng râm độc đáo, quả cà phê được kéo dài thời gian chín, tích lũy nhiều dưỡng chất cho việc nâng cao chất lượng cà phê. Cà phê của Ấn Độ chủ yếu là robusta, có hương vị đậm đà, sánh, nồng độ axit thấp và không đa dạng về chiều sâu hương vị.

     

    Có thể thấy rằng, mỗi một quốc gia nằm trong vành đai cà phê thế giới lại có một điều kiện và khả năng trồng trọt, sản xuất cà phê khác nhau. Các giống loại cà phê cũng vô cùng phong phú và đa dạng với những nét đặc trưng mang đậm bản sắc của từng vùng trồng. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể có cho mình một cái nhìn tổng quan và rõ nét hơn về những quốc gia đang trồng trọt và sản xuất cà phê phổ biến trên thế giới, cũng như hiểu rõ hơn khái niệm của vành đai cà phê và ý nghĩa của nó trên bản đồ thế giới.

     

    Bài viết liên quan